Cách nấu rượu gạo truyền thống cho chồng ngay tại nhà

15
77868
Cách nấu rượu gạo truyền thống cho chống ngay tại nhà ( Ảnh minh họa )

Cách nấu rượu gạo truyền thống

Theo đúng cách của ông cha ta, tại bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình nấu rượu, sản xuất rượu gạo truyền thống của người Việt Nam và có thể tự nấu ngay tại nhà.

Rượu có lẽ không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta, từ thanh thiếu niên, người già, trẻ em hay phụ nữ…đều biết đến rượu. Đã bao giờ bạn tự hỏi : Rượu có từ bao giờ ? Nguồn gốc của rượu bắt nguồn từ đâu ? Nếu quan tâm về vấn đề này, bạn có thể đọc bài viết :

>> KHÁM PHÁ BÍ MẬT KHÔNG AI NÓI VỀ NGUỒN GỐC CỦA RƯỢU

Bài viết là tổng hợp những tài liệu về nguồn gốc của rượu, và chắc chắn sẽ làm thỏa mãn câu hỏi của bạn.

Còn hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách nấu rượu gạo truyền thống của Người Việt Nam. Quy trình sản xuất rượu sẽ trải qua những bước và giai đoạn ra sao, nguyên liệu để sản xuất rượu, các loại men, nguyên phụ liệu dùng để nấu rượu thủ công gồm những gì ? Tất cả sẽ có trong bài viết này.

Nguyên liệu chính để sản xuất rượu gạo truyền thống Việt Nam

Nguyên liệu dùng để nấu rượu thì có nhiều loại khác nhau: tấm, gạo, khoai, sắn, ngô…hoặc dùng các loại có tinh bột khác hoặc mật mía của nhà máy sản xuất đường. Còn đối với cách nấu rượu gạo truyền thống này thì chỉ dùng dùng gạo, nếp

Men sản xuất rượu gạo và các nguyên phụ liệu khác

  • Men sản xuất rượu có 4 loại men khác nhau : Men thuốc bắc, men thuốc nam, men thuốc tây ( dùng kháng sinh để ức chế vi sinh vật ), men bánh lá dân tộc. [ Nếu chưa biết cách làm men rượu bạn có thể tham khảo cách làm men rượu truyền thống đơn giản nhất. ]
  • Các nguyên liệu phụ khác dùng trong quy trình nấu rượu gạo truyền thống bao gồm : Nấm mốc ( Có tác dụng thủy phân tinh bột thành đường) , nấm men ( có tác dụng lên men các loại đường khác nhau)
  • Nhóm chất sát trùng: formol, NaF, Na2SiF6..
  • Nhóm chất điều chỉnh độ PH : H2SO4, HCl…
  • Nhóm chất dinh dưỡng : ( NH4)2SO4, (NH3)3PO4.

Quy trình nấu rượu gạo truyền thống

  • Bước 1 : Ngâm gạo: Ngâm gạo trước khi nấu khoảng 45 phút đển gạo trương nở và không bị vón cục khi nấu.
  • Bước 2 : Nấu cơm rượu :Nấu cơm rượu đơn giản như nấu cơm ăn hằng ngày ( Lưu ý : Không dùng cơm bị sống, cơm phải chín đều, không quá khô hoặc quá ướt )
  • Bước 3: Làm nguội cơm: Cho cơm ra rổ để cho cơm nguội bớt vào khảng 30 độ C
  • Bước 4 : Trộn men : Cho men vào trộn, tùy từng loại men khác nhau mà có tỷ lệ trộn sao cho phù hợp ( thường thì 25 gam đến 30 gam trên mỗi 1 kg gạo )
  • Bước 5 : Lên men hở: Sau khi trộn men cho vào thiết bị lên men giữ nhiệt.
cach-nau-ruou-gao-truyen-thong-2
Cách nấu rượu gạo truyền thống tại nhà ( Ảnh minh họa)
  • Bước 6 : Lên men kín: Sau khi lên men kín xong, cho thêm khoảng từ 2 đến 3 lít nước trên mỗi 1 kg gạo. Sau đó chờ khoảng 4 ngày sẽ thu được dung dịch rượu.
  • Bước 7: Chưng cất rượu lần 1: Lần đầu chưng cất sẽ thu được rượu gốc ( có nồng độ cồn từ 55-65 độ ) Trong rượu thường có andehyt cao và gây hại cho sức khỏe, người uống dễ bị ngộ độc, vì vậy rượu này vẫn chưa dùng được.
cach-nau-ruou-gao-truyen-thong-1
Cách nấu rượu gạo truyền thống ( Ảnh minh họa )
  • Bước 8: Chưng cất rượu lần 2: Lần thứ 2 chưng cất sẽ được rượu giữa (Có nồng độ cồn từ 35 đến 45 độ ), rượu này sẽ được dùng để uống và người nấu thường lấy rượu này để bán cho người tiêu dùng.
  • Bước 9 : Chưng cất rượu lần cuối: Lần cuối chưng cất sẽ thu được rượu ngọn ( rượu này có nồng độ cồn thấp, vị chua không còn mùi thơm của rượu ). Rượu này thường được dùng để pha chung với rượu gốc ( thu được sau lần chưng cất đầu tiên ) và lại chưng cất 1 lần nữa để lấy rượu thành phẩm và đem bán.

Hi vọng với bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách nấu rượu gạo truyền thống của Việt Nam. Nếu bạn hay người thân là người uống rượu, thì nên có những phương pháp giải rượu bia hiệu quả để bảo vệ gan và sức khỏe. Để có thể sống vui vẻ và hạnh phúc.

>> Tổng hợp các cách giải rượu bia hiệu quả và nhanh chóng : Đọc tại đây
>> Uống thuốc giải rượu có tốt không ?

Chia sẻ