Bệnh nhân viêm gan thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, chính vì vậy trong một vài trường hợp trẻ biếng ăn các bậc phụ huynh nghĩ rằng con nhà mình đang có vấn đề về gan. Nhưng hiện nay có rất nhiều loại viêm gan, nặng nhẹ khác nhau nên để biết được rằng bé nhà mình có bị viêm gan không các bậc cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở khám chữa bệnh để xét nghiệm, không nên tự ý cho con sử dụng các loại thực phẩm chức năng liên quan đến gan.
Hiện nay, viêm gan có 5 loại: A, B, C, D, E lần lượt do 5 loại virut HVA, HVB, HVC, HVD, HVE gây ra đều là viêm gan truyền nhiễm. Ngoài ra, nhiều virut cũng gay ra viêm gan nhưng không truyền nhiễm mà là do độc tố của vi khuẩn gây ra, chúng ta thường gọi là “ viêm gan do trúng độc”. Tổn hại ở gan sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau, trường hợp tổn hại nặng thường gây ra cảm giác chán ăn. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ biến mất nếu tình trạng viêm gan được điều trị dứt điểm.
Trong 5 loại viêm gan truyền nhiễm thì có viêm gan A, E là truyền nhiễm qua miệng. Triệu chứng chủ yếu của dạng này đó là giảm cảm giác thèm ăn, biếng ăn 1 cách rõ rệt…ngoài ra còn 1 số biểu hiện như nôn, sốt, khó chịu bụng trên, đau gan hoặc mệt mỏi….nhưng tất cả các bệnh nhân mắc bệnh gan đều có những hiện tượng như vàng da, sưng gan, gan đau ép, chức năng gan bị tổn thương. Hầu hết mọi người mắc bệnh về gan trong nửa năm đầu sẽ được điều trị khỏi. Nghiên cứu về viêm gan B khá nhiều, trẻ nhỏ có thể lây theo chiều dọc từ mẹ sang con, có thể lây khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ, hoặc lây qua đường tiếp xúc hôn, mớm bên ngoài. Ở người lớn có thể lây qua đường tình dục.
Dù là loại viêm nhiễm nào, khi triệu chứng chuyển biến tốt, chức năng gan được phục hồi thì hiện tượng biếng ăn sẽ chấm dứt. Bên cạnh việc chữa trị các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý tới vấn để vệ sinh, ít dùng chế phẩm từ máu, tránh dùng chung dụng cụ tiêm….